Lưu trữ | Tư vấn đầu tư RSS for this section

Kinh doanh thời trang online hay shop?

Capro

Câu hỏi:

Với số vốn 350 triệu đồng và đã có sẵn nguồn hàng đa dạng từ Hàn Quốc, tôi muốn kinh doanh mặt hàng này nhưng không biết nên kinh doanh theo hình thức bán online hay là mở shop sẽ hiệu quả hơn? (Hành Hoà).

Tôi năm nay 29 tuổi, sống ở TP HCM, đã có gia đình. Chúng tôi có một bé gần 4 tuổi và một bé sắp chào đời vào đầu tháng 11 tới.

Tôi rất thích kinh doanh mặt hàng thời trang trẻ em, hiện nay đã nghỉ làm tại công ty để chờ sinh. Tôi có trong tay 350 triệu đồng cùng nguồn hàng thời trang Hàn Quốc dành cho trẻ em, mẫu mã đa dạng, chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng …

Với mặt hàng thời trang trẻ em như vậy, tôi nên kinh doanh theo hình thức nào (bán…

Xem bài viết gốc 743 từ nữa

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Câu hỏi:

 

Chào anh chị!

Em muốn thành lập công ty xuất nhập khẩu nhưng em không biết thủ tục như thế nào mong các anh, chị tư vấn giúp em với .Trong danh mục mã ngành nghề đăng kí kinh doanh có liên quan như thế nào với vốn điều lệ tối thiểu để thành lập công ty .Số vốn tối thiểu đấy có giới hạn về danh mục mã ngành nghề đăng kí kinh doanh không? Vì em muốn đăng kí nhiều mặt hàng trong danh mục mã ngành nghề đăng kí kinh doanh. Mong anh, chị giúp em với.

Em cảm ơn!

(H.Y)

Trả lời:

Chào bạn!

Chúng tôi xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Thứ nhất, về thủ tục thành lập công ty, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 4211/BKHĐT-ĐKKD của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh. Bạn cũng cần nghiên cứu, cập nhật những nội dung mới theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 để hiểu thêm về thủ tục đăng ký.

Thứ hai, mã ngành nghề đăng ký kinh doanh không có liên quan tới vốn điều lệ mà liên quan tới vốn pháp định. Luật không quy định mức vốn điều lệ mà chỉ quy định mức vốn pháp định cho từng mã ngành nghề. Vốn điều lệ là số vốn do thành viên, cổ đông đóng góp hoặc cam kết đóng góp được ghi trong điều lệ công ty. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề. Điều này có nghĩa là Nhà nước sẽ đặt ra mức sàn tối thiểu về vốn đối với một số ngành nghề cụ thể và nhà đầu tư phải đáp ứng số vốn đó từ bằng hoặc lớn hơn mức mà nhà nước đặt ra thì mới được thành lập doanh nghiệp và hoạt động trong ngành nghề đó.

Theo quy định hiện nay ở Việt Nam, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp trong các ngành nghề sau đây thì phải đáp ứng yêu cầu vốn pháp định :

– Kinh doanh tiền tệ – tín dụng (nếu thành lập ngân hàng thương mại cổ phần thì phải có ít nhất 1.000 tỷ đồng cho năm 2008 và 3.000 tỷ đồng cho năm 2010 trở đi, nếu là ngân hàng đầu tư thì phải có ít nhất là 3.000 tỷ đồng, ngân hàng phát triển ít nhất 5.000 tỷ đồng…).

– Kinh doanh chứng khoán (phải có ít nhất 165 tỷ đồng cho ngành nghề bảo lãnh phát hành hoặc 100 tỷ đồng cho ngành nghề tự doanh…).

– Kinh doanh bảo hiểm (tối thiểu phải có 300 tỷ đồng cho ngành nghề bảo hiểm phi nhân thọ, 600 tỷ đồng cho ngành nghề bảo hiểm nhân thọ, môi giới bảo hiểm là 4 tỷ đồng).

– Kinh doanh vận chuyển hàng không (dao động từ 200 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng tương ứng với số lượng tàu bay khai thác, hoặc nếu kinh doanh hàng không chung là 50 tỷ đồng).

– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê (ít nhất là 2 tỷ đồng).

– Kinh doanh sản xuất phim (ít nhất là 1 tỷ đồng).

– Kinh doanh dịch vụ bảo vệ (ít nhất là 2 tỷ đồng).

– Kinh doanh bất động sản (ít nhất là 6 tỷ đồng).

Mặt khác, khi thành lập doanh nghiệp hoặc hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có vốn pháp định nêu trên thì nhà đầu tư phải chứng minh năng lực tài chính của mình bằng nhiều cách, như mở tài khoản tại một tổ chức mà Nhà nước quy định (thường là tại ngân hàng) để lấy giấy xác nhận của của tổ chức này hoặc có kết quả kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập về hiện trạng tài sản của doanh nghiệp, hoặc chứng thư định giá đối với tài sản bằng hiện vật của tổ chức định giá hoạt động hợp pháp tại Việt Nam…

Trên thực tế, quy định về vốn pháp định là việc làm cần thiết để nhằm tạo ra sự an toàn cho xã hội và đảm bảo trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp trước đối tác và chủ nợ. Vì thực chất những ngành nghề như kinh doanh tiền tệ – tín dụng, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán trên thế giới nhiều quốc gia cũng đã và đang áp dụng mức vốn pháp định.

Thứ ba, việc bạn đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh nên cân nhắc lựa chọn kỹ càng cho phù hợp với số vốn pháp định mà mình có, ngoài ra, bạn cần xác định những ngành nghề nào bạn dự định đăng ký mà không yêu cầu vốn pháp định. Câu hỏi của bạn không nêu chi tiết các ngành nghề mà bạn định đăng ký nên chúng tôi không thể tư vấn cho bạn cụ thể hơn được nữa. Nếu có thắc mắc gì cần giải đáp thêm, bạn vui lòng gửi mail về địa chỉ caprovn@gmail.com.

Chúc bạn khởi đầu thuận lợi và suôn sẻ!

Capro

29/11/2015

Có nên rõ ràng chuyện tiền bạc?

Câu hỏi:

Xin chào chuyên gia,

Tôi và một người bạn cùng nhau khởi nghiệp với một nghề nghiệp mà tôi không có kỹ năng và kinh nghiệm. Người bạn của tôi là một người đầy trầm ổn và nắm rõ kỹ thuật làm hàng, bỏ nguồn vốn khởi đầu, mời tôi trong việc maketing sản phẩm. Tuy nhiên, do công việc khởi đầu khá khó khăn, tôi chưa có lương, cũng không hề có ý muốn lấy lương, vì tôi là người trực tiếp tham gia vào quá trình nên biết rất rõ khó khăn và thách thức khi nguồn vốn khởi nghiệp là không nhiều. Chúng tôi đã có được một lượng khách hàng nhất định.

Với cả hai, chúng tôi biết rõ là cấn nhiều vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, tiếp tục bổ sung các giấy tờ cần thiết. Nhưng gia đình của tôi thì rất lo. Tôi biết tôi làm những gì và tin tưởng vào quyết định của mình, nhưng áp lực của gia đình là rất lớn, tôi cũng rất muốn giải thích cho cả nhà, nhưng họ yêu cầu phải thật rõ ràng trong chuyện tiền bạc, mà điều này trong thời điểm hiện tại là không thể.

Vì tôi biết tôi bỏ ra sẽ nhận được những gì. Cho dù không có tiền bạc thì cái tôi có không chỉ là kỹ năng, mà còn có được những trải nghiệm rất đáng quý, nên tôi không hề tiếc rẻ gì một năm làm việc, cho dù là không lương.

Tuy vậy, người nhà tôi lại mong tôi sống ổn định, điều tôi không hề muốn.

Tôi có gợi ý với người bạn về việc rõ ràng với gia đình tôi hơn trong chuyện tiền bạc, giấy tờ nhưng có vẻ anh ấy hơi có vẻ không thích nói về chuyện này lắm. Tôi cũng hơi phân vân.

Tôi tin bạn, cũng muốn rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ và các vấn đề khác nữa, Tôi cũng có áp lực của gia đình và áp lực của chính mình dành cho mình.

Nếu như tiếp tục thì tôi nên làm sao để thật rõ ràng trong mọi việc, vì tôi không muốn phật ý ai, thật khó cho tôi.

À quên, còn một việc nữa. Xin tác giả có thể cho tôi xin các tài liệu có liên qua tới các tài liệu dự án khởi nghiệp hay không. Đặc biệt là dự án thực phẩm chế biến sẵn vì nó có liên quan tới ngành nghề của chúng tôi (chúng tôi là nhà sản xuất tỏi đen)

Xin hỏi chuyên gia có thể cho tôi một vài ý kiến của mình hay không. Cám ơn chuyên gia.

N.D.P

Trả lời:

Chào bạn!

Trong thư bạn gửi, bạn không nêu rõ những thông tin cần thiết nên thật khó để có thể đưa ra những ý kiến chính xác. Để giúp chúng tôi có được cái nhìn cụ thể hơn, bạn nên cho chúng tôi biết thêm một số điều sau:

  • Các bạn kinh doanh sản xuất tỏi đen, vậy vốn góp theo hình thức nào? Mỗi người góp vốn bao nhiêu?
  • Phân công công việc ra làm sao? Bạn chuyên mảng marketing, bán hàng? Bạn của bạn chuyên mảng sản xuất?
  • Lợi nhuận thu được sẽ chia như thế nào?
  • Các bạn có ký hợp đồng hợp tác kinh doanh không?
  • Trước khi làm, bạn có được sự đồng thuận của gia đình không?
  • Nếu không có lương, bạn sống dựa vào nguồn thu nhập nào?
  • Bạn có nắm được các bí mật trong kinh doanh tỏi đen không?
  • Trước khi làm, các bạn có lập kế hoạch, dự án và hình dung rõ ràng về công việc mình sẽ làm không?

Bạn nói: “Người bạn của tôi là một người đầy trầm ổn và nắm rõ kỹ thuật làm hàng, bỏ nguồn vốn khởi đầu, mời tôi trong việc maketing sản phẩm”. Có vẻ bạn không góp vốn mà chỉ góp công, phụ việc cho người bạn của mình. Nói cách khác, bạn đang làm thuê cho bạn mình. Vậy bạn có thỏa thuận mức lương của mình ngay từ đầu không?

Bạn nói: “Tuy nhiên, do công việc khởi đầu khá khó khăn, tôi chưa có lương, cũng không hề có ý muốn lấy lương, vì tôi là người trực tiếp tham gia vào quá trình nên biết rất rõ khó khăn và thách thức khi nguồn vốn khởi nghiệp là không nhiều”. Vậy, chính xác là bạn không muốn lấy lương, hay bạn của bạn không trả lương hay chưa có tiền để trả lương?

Bạn nói: “Tôi biết tôi làm những gì và tin tưởng vào quyết định của mình, nhưng áp lực của gia đình là rất lớn, tôi cũng rất muốn giải thích cho cả nhà, nhưng họ yêu cầu phải thật rõ ràng trong chuyện tiền bạc, mà điều này trong thời điểm hiện tại là không thể”. Tại sao rõ ràng trong chuyện tiền bạc là điều không thể, nếu bạn cùng kinh doanh, bạn hoàn toàn có quyền được biết báo cáo tài chính của công ty: doanh thu hàng tháng, chi phí, lỗ, lãi cơ mà.

Bạn nói: “Tôi có gợi ý với người bạn về việc rõ ràng với gia đình tôi hơn trong chuyện tiền bạc, giấy tờ nhưng có vẻ anh ấy hơi có vẻ không thích nói về chuyện này lắm. Tôi cũng hơi phân vân”. Tại sao người bạn của bạn lại không thích? Bạn đã bao giờ nghe câu nói: “Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát” chưa? Minh bạch tài chính là cách duy nhất để duy trì tình bạn trong kinh doanh. Nếu mọi thứ không minh bạch, rõ ràng thì rất khó để có thể cùng làm việc, bạn à!

Lẽ ra, ngay từ đầu bạn phải yêu cầu sự minh bạch về tài chính. Nếu bạn làm thuê cho bạn mình, bạn phải yêu cầu mức lương. Nếu bạn hợp tác kinh doanh, bạn phải ký hợp đồng hợp tác kinh doanh, thỏa thuận mức chia lợi nhuận, cũng như được quyền biết báo cáo tài chính hàng tháng của công ty. Bây giờ, mọi chuyện đến nước này, bạn chịu sức ép từ phía gia đình và cũng cảm thấy áp lực trong công việc là do bạn không quyết đoán, rõ ràng ngay từ khi mới bắt đầu khởi nghiệp.

Vài lời cùng bạn, mong bạn sớm tìm ra cách giải quyết cho tình huống hiện tại.

Chúc bạn ngày càng trưởng thành hơn!

Capro

16/03/2015